NHỮNG KINH NGHIỆM VÀNG ĐỂ CẢI THIỆN KỸ NĂNG PHẢN XẠ KHI NÓI TIẾNG ANH

Khi tham gia trò chuyện bằng tiếng Anh, việc linh hoạt trong sử dụng ngôn từ và mẫu câu sẽ làm cho cuộc trò chuyện trở nên thú vị hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có từ vựng phong phú nhưng không thể phản xạ nhanh và đáp lại mượt mà, việc truyền đạt ý kiến cũng trở nên khó khăn. Vậy làm thế nào để phát triển kỹ năng phản xạ khi nói tiếng Anh một cách nhanh chóng và hiệu quả?

Những kinh nghiệm luyện tập kỹ năng phản xạ khi nói tiếng anh
Những kinh nghiệm luyện tập kỹ năng phản xạ khi nói tiếng anh

Phản xạ là gì? Vì sao cần luyện tập kỹ năng phản xạ khi nói tiếng Anh

Theo khoa học, phản xạ là phản ứng của cơ thể nhằm trả lời những kích thích của môi trường dưới tác động của hệ thần kinh.

Tương tự, phản xạ trong tiếng Anh đồng nghĩa với việc bạn luôn sẵn sàng đáp lại câu hỏi ngay lập tức mà không cần phải suy nghĩ lâu. Điều này giống như một phản xạ không điều kiện, chỉ cần nghe đến là có thể đáp lại ngay.

Vậy tại sao lại cần luyện tập phản xạ trong tiếng Anh? Trong giao tiếp hàng ngày bằng tiếng Việt, nếu có ai đó đặt câu hỏi và bạn phải mất vài phút để trả lời, điều đó thật sự làm cuộc trò chuyện trở nên nhàm chán.

Trong giao tiếp tiếng Anh cũng như vậy, không ai có hứng thú nói chuyện với bạn nếu bạn phải mất rất nhiều thời gian mới có thể đáp lại câu hỏi của họ. Do đó, để cuộc trò chuyện diễn ra một cách lôi cuốn và thú vị, những người tham gia hội thoại cần phải có kỹ năng phản xạ trong tiếng Anh.

Những sai lầm trong việc luyện tập kỹ năng phản xạ khi nói tiếng anh

Luyện tập kỹ năng phản xạ là một việc rất cần thiết và quan trọng để bạn có thể học tốt tiếng Anh hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách luyện tập đúng, một số sai lầm khi học phản xạ tiếng Anh mà nhiều bạn trẻ hay mắc phải là:

Chưa chú trọng đến cách phát âm

Không thể phản xạ trong tiếng Anh chủ yếu là do không hiểu rõ ý của người đối diện khi họ nói. Mặc dù bạn có thể biết các từ ngữ, nhưng khi nghe mà cảm thấy chúng xa lạ là do phát âm của bạn có thể chưa chính xác.

Nói một cách khác, nguyên nhân chủ yếu là do việc bạn phát âm không đúng, dẫn đến việc nghe nhưng không hiểu. Phát âm đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định các kỹ năng khác, nhưng nhiều người thường "quên mất" và không chú ý đến phát âm, làm cho quá trình luyện nghe và phản xạ trở nên không hiệu quả.

Luyện nghe chưa theo một quy trình hiệu quả

Việc luyện nghe là cách để cải thiện kỹ năng phản xạ khi nói tiếng anh một cách hiệu quả. Tuy nhiên, sai lầm của nhiều người khi luyện nghe chính là “nghe lúc nào cũng được” và chưa hình thành cho mình một thói quen nghe tiếng Anh hằng ngày.

Theo nghiên cứu, mỗi người cần khoảng 8000 -10000 giờ thực hành để có thể giỏi một kỹ năng nào đó. Với kỹ năng nghe tiếng Anh cũng vậy, việc dành ra mỗi ngày 30 phút luyện tập sẽ giúp bạn tiến bộ hơn là dành 5-6 tiếng để nghe tiếng Anh nhưng cả tháng mới luyện tập một lần.

Luyện nghe nhưng chưa chú trọng đến luyện nói

Phương pháp nghe thụ động đang được nhiều người áp dụng để cải thiện khả năng nghe hay khả năng phản xạ trong tiếng Anh. Khi nghe như vậy, bạn sẽ vô thức quen với âm điệu của người bản xứ.

Tuy nhiên, chỉ nghe thôi sẽ không thể giúp bạn phản xạ tốt được vì nếu quá lạm dụng cách nghe thụ động, lâu dần bạn sẽ quên mất khả năng nghe hiểu.

Thay vào đó, hãy chọn nguồn nghe có phụ đề để bạn vừa nghe vừa bắt chước nói theo. Điều này vừa giúp bạn ghi nhớ các từ vựng tiếng Anh cơ bản, vừa nghe hiểu được nội dung và rèn luyện tính phản xạ tốt hơn.

Những kinh nghiệm luyện tập kỹ năng phản xạ khi nói tiếng anh

Tốc độ khi nói tiếng anh

Ai cũng mơ ước có khả năng nói tiếng Anh lưu loát như những người mình hâm mộ hoặc như người bản xứ, hồi đáp nhanh chóng mà không gặp trở ngại. Để đạt được tốc độ hồi đáp nhanh, điều quan trọng là:

"Luyện tập nói và lặp lại nhiều lần đến khi trở nên mượt mà."

Tốc độ phản hồi của miệng chúng ta phụ thuộc vào tốc độ truyền thông tin giữa các neurons thần kinh, từ khi nghĩ ra ý tưởng đến khi ý tưởng được biến thành câu, sau đó cơ miệng vận động phát ra tiếng. Tất cả đều phải đợi các dây neurons làm việc cùng nhau. Để tăng tốc độ truyền tải thông tin và giảm thời gian từ suy nghĩ đến nói, việc luyện tập suy nghĩ và trả lời nhiều lần để trở nên mượt mà trong mọi tình huống sử dụng tiếng Anh là quan trọng.

Thực tế, chúng ta đã có cơ hội luyện tập tốc độ hồi đáp này từ khi còn nhỏ với các cặp câu hỏi-trả lời như "What’s your name? - My name is…" hoặc "How are you? - I’m fine, thank you, and you?" Tuy nhiên, việc bỏ qua kỹ năng nói cùng với thiếu điều kiện luyện tập đã khiến các liên kết não bộ của kỹ năng này bị suy giảm. Bây giờ là lúc chúng ta quay lại với nguyên tắc cốt lõi của tốc độ: luyện tập lặp đi lặp lại.

Mức độ chuẩn xác khi nói tiếng anh

Bên cạnh "tốc độ" thì "độ chính xác" cũng là một yếu tố không thể thiếu trong kỹ năng phản xạ nói. Nếu phản hồi nhanh nhưng có sai sót về ngữ pháp, cách diễn đạt, chúng ta sẽ không đạt được đúng những mong muốn trong quá trình truyền đạt. Để nói tiếng Anh chính xác cả về từ vựng và ngữ pháp, các bạn cần học từ vựng và cấu trúc tiếng Anh đúng trước khi bắt đầu nói.

Một lỗi phổ biến khiến chúng ta liên tục nói sai tiếng Anh là áp dụng trực tiếp cấu trúc tiếng Việt sang tiếng Anh. Mặc dù việc sử dụng từ điển Anh - Việt rất hữu ích để hiểu và đọc, nhưng nếu chúng ta áp dụng sai cách khi nói như tiếng Việt nói thế nào thì tiếng Anh nói vậy. Ví dụ như "I very like" (Tôi rất thích) hoặc "I help people can do" (Tôi giúp đỡ để mọi người có thể làm), chúng ta sẽ gặp khó khăn.

Để khắc phục điều này, chúng ta cần học các cấu trúc tiếng Anh chuẩn để truyền đạt ý tưởng khi nói. Ví dụ, nếu muốn nói "Lý do của việc này là," chúng ta sẽ học các cụm từ như "This is probably because", "The reason for this is that"... Đây là nội dung mà chúng tôi đang tích cực nghiên cứu, biên soạn để dạy cho các bạn trong các khóa học Speaking, nhằm bao phủ các nội dung mà bạn có thể gặp khi học và làm việc trong tương lai.

Nếu như bạn vẫn còn những thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0816.866.266 hoặc truy cập đường link: https://ipas.edu.vn/lien-he