CÁCH NHẬN BIẾT CÁC TỪ LOẠI TRONG TIẾNG ANH

Nhiều học sinh gặp khó khăn trong việc nhận diện các loại từ trong tiếng Anh, điều này dẫn đến việc họ thường đưa ra các quyết định không chính xác khi làm các bài kiểm tra tiếng Anh. Những từ loại này thậm chí còn là nguyên nhân khiến họ mất điểm trong những kỳ thi quan trọng như kỳ thi THPT quốc gia hoặc các bài kiểm tra chứng chỉ tiếng Anh. Việc nhận biết và phân biệt các từ loại trong tiếng Anh là vô cùng quan trọng. Do đó, trong bài viết ngày hôm nay, IPAS sẽ chia sẻ với bạn các phương pháp đơn giản nhất để nhận biết các từ loại trong tiếng Anh.

CÁCH NHẬN BIẾT CÁC TỪ LOẠI TRONG TIẾNG ANH

CÁCH NHẬN BIẾT CÁC TỪ LOẠI TRONG TIẾNG ANH

Vị trí và chức năng các từ loại trong tiếng Anh

Tiếng Anh bao gồm 4 loại từ chính, đó là Danh Từ, Tính Từ, Động Từ và Trạng Từ. Ngoài ra, còn có các loại từ khác như giới từ, đại từ, từ hạn định và liên từ, … Các loại từ này có thể kết hợp với nhau để tạo thành một câu hoàn chỉnh. Mỗi loại từ đều có chức năng và vị trí cụ thể trong câu. Hiểu biết về các từ loại trong tiếng Anh giúp bạn sử dụng ngôn ngữ này một cách thành thạo, đặc biệt là trong kỹ năng nói và viết. Dưới đây là một số vị trí thông thường của các loại từ cơ bản:

Danh từ (noun)

Chức năng của danh từ

Danh từ là loại từ có chức năng gọi tên một đồ vật hoặc một tập hợp đồ vật cụ thể.

Ví dụ, ‘cái ghế’ là một danh từ để mô tả một đối tượng mà bạn ngồi.

Ngoài ra còn có các loại danh từ khác nhau như:

  • Danh từ tập thể
  • Danh từ ghép
  • Danh từ số ít
  • Danh từ số nhiều
  • Danh từ chung
  • Danh từ riêng
  • Danh từ trừu tượng.

Vị trí và ví dụ

Đứng đầu câu làm chủ ngữ, hoặc sau trạng từ chỉ thời gian ở đầu câu.

  • "The car will be repainted in red". (Chiếc xe sẽ được sơn lại màu đỏ)
  • "Yesterday, the meeting was held successfully" (Hôm qua, cuộc họp đã được tổ chức thành công)

Sau tính từ thường và tính từ sở hữu.

  • "My car is an old Japanese car". (Xe của tôi là xe cũ của Nhật)

Sau động từ đóng vai trò tân ngữ

  • "She likes my picture". (Cô ấy thích bức ảnh của tôi)

Sau các mạo từ a, an, the, hay các đại từ chỉ định this, that, these,… các từ chỉ lượng a few, a little, some,…

  • "We have some apples in the refrigerator". (Chúng tôi có vài quả táo trong tủ lạnh)

Đứng sau enough trong cấu trúc: enough + N + to do something

  • "We didn’t have enough time to finish our report" (Chúng tôi không có đủ thời gian để hoàn thành báo cáo của mình)

Tính từ (Adjective)

Chức năng của tính từ

Tính từ là những từ được sử dụng để mô tả về danh từ.

Ví dụ: "cô ấy đã vẽ một bức tranh xinh đẹp". Ở đây, tính từ ‘đẹp’ được sử dụng để tạo ra một hình ảnh mô tả rõ hơn về bức tranh của cô ấy. 

Vị trí và ví dụ

Đứng sau các động từ liên kết ( liking verbs) như to be/ look/ taste/ look/ seem/…trong câu.

  • "The flower is so beautiful" (Bông hoa quá đẹp)

Đứng trước danh từ để biểu đạt tính chất.

  • "This is a hard problem". (Đây là một vấn đề khó)

Sử dụng trong các cấu trúc đặc biệt:

What + (a/an) + Adj + N = How + adj + S + be : Câu cảm thán.

Adj + enough (for somebody) + to do something: đủ… để làm gì

Be + so + Adj + that + S + V +… = be + such + a/an + Adj + N + that + S + V : quá…. đến nỗi….

Too + Adj + (for somebody) + to do something: quá… đến nỗi không thể làm gì

  • "It is such a beautiful day that we decide to go out and jog". (Đó là một ngày đẹp trời đến nỗi chúng tôi quyết định ra ngoài và chạy bộ)

Động Từ (Verb)

Chức năng của động từ

Động từ thường được dùng để mô tả những hành động. Ví dụ: từ ‘nhảy’ hoặc ‘chạy’.

Ngoài ra, một động từ có thể được sử dụng để mô tả một sự xuất hiện, tạo ra, trở thành hay thay đổi điều gì gì đó.

Ví dụ, động từ ‘thay đổi’ trong câu "Tôi đã thay đổi kiểu tóc của mình".

Vị trí và ví dụ

Đứng sau chủ ngữ.

  • "We have many memorable experiences in last week holiday". (Chúng tôi có nhiều trải nghiệm đáng nhớ trong kỳ nghỉ cuối tuần)
  • "We made a snowman in the sea" (Chúng tôi đã tạo một người tuyết trên biển)

Trạng Từ (Adverbs)

Chức năng củ trạng từ

Trạng từ là một loại từ bổ nghĩa cho tính từ, động từ hoặc trạng từ khác để diễn đạt một hành động đang được thực hiện như thế nào.

Chúng có thể diễn đạt địa điểm, thời gian, hoàn cảnh, cách thức, nguyên nhân và mức độ. Ví dụ, nhanh chóng, nhẹ nhàng, sau đó,… Cách dễ nhất để kết hợp trạng từ một cách có ý thức vào bài viết của chúng ta là hỏi một hành động hoặc sự kiện đang diễn ra khi nào, ở đâu và như thế nào.

Vị trí và ví dụ

Đứng trước động từ thường, giữa động từ thường và trợ động từ.

  • "We have usually have dinner together on Sunday". (Chúng tôi thường ăn tối cùng nhau vào chủ nhật).

Trạng từ chỉ mức độ đứng trước tính từ.

  • "Thank you very much!" (Cảm ơn rất nhiều)

Đứng cuối câu

  • "He ran to his school slowly". (Anh ấy chạy đến trường một cách chậm rãi)

Đứng đầu câu, và được ngăn cách với câu bằng dấu phẩy.

  • "Last week, we had a wonderful holiday in Hoi An". (Tuần trước, chúng tôi đã có một kỳ nghỉ tuyệt vời ở Hội An).

Trong các cấu trúc đặc biệt, khi động từ chính là động từ thường:

S + V + too + Adv + (for somebody) + to do something.

V + so + Adv + that + S + V +….

  • "She speaks too unclearly for us to understand" (Cô ấy nói một cách quá khó hiểu)

Giới từ (Prepositions)

Chức năng giới từ

Giới từ là một loại từ thường được sử dụng trước danh từ hoặc đại từ. Chúng cho thấy mối quan hệ giữa danh từ hoặc đại từ và các từ khác trong câu và thường chỉ ra vị trí, địa điểm, hướng hoặc thời gian.

Vị trí và ví dụ

Các giới từ như: at, in, on, across, behind, for.

Đứng sau động từ to be và trước danh từ

  • "We estimate that there’ll be up to 10,000 people at the concert". (Chúng tôi ước tính rằng sẽ có tới 10.000 người tại buổi hòa nhạc)

Đứng sau tính từ

  • "All three singers were dressed in black". (Cả ba ca sĩ đều mặc đồ đen)

Đứng sau động từ hoặc đi với động từ tạo thành cụm động từ hoặc collocation

  • "I just couldn’t do without my phone". (Tôi không thể làm gì nếu không có điện thoại của mình.)
  • "I can’t put up with this noise any longer". (Tôi không thể chịu đựng được tiếng ồn này nữa)

Liên từ (Conjunctions)

Chức năng của liên từ

Liên từ thể hiện sự liên kết giữa một từ, cụm từ hoặc mệnh đề với một từ, cụm từ hoặc mệnh đề khác. Chúng bao gồm and, but, when, if, because, …

Vị trí và ví dụ

Đứng giữa 2 từ hoặc 2 mệnh đề để nối chúng lại với nhau.

  • Joe and Dan are brothers. (Joe và Dan là anh em)
  • We’ll ring you when we get to London. (Chúng tôi sẽ gọi cho bạn khi chúng tôi đến London)

Đại Từ (Pronouns)

Chức năng của đại từ

Đại từ là một loại danh từ đặc biệt. Chúng được sử dụng để chỉ một người hơn là một đối tượng hoặc địa điểm.

Đại từ thường được sử dụng trong văn bản để xác định một người đang nói chuyện với họ hoặc đang được nói đến.

Chúng cũng giúp giảm sự lặp lại, vì chúng ta không cần phải gọi tên người đó trong mỗi câu.

Đại từ bao gồm các từ như you, it, we, they, she, he mine, ours, theirs, someone, anyone, one, this, those, ….

Vị trí và ví dụ

Thường đứng đầu câu hoặc cuối câu. Cũng có thể đứng trước danh từ.

  • "The children were in the garden. They were getting wet". (Những đứa trẻ đã ở trong vườn. Chúng đang bị ướt)
  • "You don’t need to make me a cup of tea. I’ll do it myself". (Bạn không cần phải pha cho tôi một tách trà. Tôi sẽ tự làm nó)

Từ hạn định (Determines)

Chức năng của từ hạn định

Một từ hạn định là một loại từ giới thiệu một danh từ. Hạn định luôn được đặt trước danh từ. Ví dụ: ‘Những quả táo này rất ngon.’

Chúng bao gồm các từ như a/an, the, my, his, some, this, both, …

Vị trí và ví dụ

Đứng trước danh từ

  • "I need some paper for my printer". (Tôi cần thêm giấy cho máy in của tôi)
  • "This phone isn’t easy to use". (Chiếc điện thoai này sử dụng khá dễ dàng)

Cách nhận biết các từ loại

Danh từ thường là những từ có kết thúc bằng các đuôi như: tion, ment, ness, ity, ship, ant, er, or…

  • E.g.: teacher, applicant, collection, treatment, happiness, identity, relationship, doctor…

Động từ thường là những từ kết thúc bằng các hậu tố: ate, ize…

  • E.g: concentrate, organize, realize…

Tính từ thường kết thúc bằng các hậu tố như: ing, ed, ous, ful, ive, ble, al, ic, like, y…

  • E.g.: interesting, excited, dangerous, careful, attractive, able, energetic,…

Trạng từ thường kết thúc bằng đuôi ly, do các tính từ thêm “ly” mà thành

  • E.g.: happily, fluently, luckily,…

Bài viết này IPAS đã tổng hợp kiến thức về vị trí và chức năng của các loại từ trong tiếng Anh, giúp bạn nhận diện chúng một cách dễ dàng hơn. Thông qua cách nhận biết dựa trên vị trí, chúng ta có thể suy luận loại từ cần sử dụng, áp dụng trong việc điền từ vào chỗ trống trong các bài đọc hoặc bài tập điền từ thông thường. Cách nhận biết dựa trên hình thái từ, với các đuôi điển hình, là công cụ hỗ trợ hữu ích trong việc học từ vựng và hiểu rõ về cấu trúc từ.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp đặc biệt mà người học cần chú ý và mở rộng kiến thức của mình để tránh những nhầm lẫn đáng tiếc, đặc biệt là trong các kỳ thi. IPAS hy vọng rằng kiến thức từ bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc trong quá trình học tiếng Anh.